fbpx

CÔNG THỨC COACH I.G.N.I.T.E FRAMEWORK – 6 BƯỚC ĐẶT CÂU HỎI HIỆU QUẢ

Rất nhiều người nghĩ rằng Nghề Coach tương tự như bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn. Vai trò của Coach phải là một chuyên gia trong lĩnh vực và phải thật thông minh để đưa ra những giải pháp cho khách hàng, trả lời tất cả thắc mắc của họ. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ sai lầm. Bởi vì Coach KHÔNG cung cấp giải pháp cho khách hàng.

May. 1, 2024, 11:52 AM +07 / Updated May. 1, 2024, 11:52 AM +07
By VCI Coach

Công thức Coach I.G.N.I.T.E framework – 6 bước đặt câu hỏi hiệu quả 

[12 2022 W2] I.g.n.i.t.e Framwork 6 Bước Coach Giúp Bạn đạt Kết Quả Tối ưu.png

Hình 1: Công thức I.G.N.I.T.E Framework 

3 câu hỏi giúp bạn đánh giá năng lực Coaching hiện tại:
 

  1. Bạn đã thực hiện bao nhiêu phiên Coach?
     
  2. Khi bắt đầu sự nghiệp Coaching, bạn đã giúp khách hàng thay đổi như thế nào bằng cách đặt câu hỏi?
  3. Bạn đã làm thế nào để xuất sắc hơn trong việc đặt câu hỏi? 

Bạn có thể nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi số 1, nhưng lại bắt đầu suy nghĩ về 2 câu hỏi còn lại đúng chứ? Đây là minh chứng tuyệt vời nhất để bạn nhận ra sức mạnh của việc đặt câu hỏi hay trong chuyển đổi suy nghĩ, hành động của khách hàng. Đó chính là công thức Coaching 6 bước đặt câu hỏi mà VCI Team gửi đến bạn sau đây!

Như thế nào là câu hỏi hay trong Coaching?  

NOT A GOOD ANSWER BUT A GREAT QUESTION!
(Không cần câu trả lời tốt chỉ cần câu hỏi hay!)

Rất nhiều người nghĩ rằng Nghề Coach tương tự như bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn. Vai trò của Coach phải là một chuyên gia trong lĩnh vực và phải thật thông minh để đưa ra những giải pháp cho khách hàng, trả lời tất cả thắc mắc của họ. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ sai lầm. Bởi vì Coach KHÔNG cung cấp giải pháp cho khách hàng.

Một câu hỏi hay có sức mạnh đặc biệt trong việc khơi gợi các tiềm năng và kích thích ý tưởng sáng tạo của khách hàng. Những câu hỏi mạnh mẽ là những câu hỏi giúp khách hàng vượt qua nhiều ranh giới, bức phá các giới hạn bản thân.

Là một người Coach chuyên nghiệp, cách đặt câu hỏi chứng minh bạn là bậc thầy trong nghề. Coach đóng vai trò như một nhà phân tích ngôn từ, đồng thời Coach là nghề của sự yêu thương do đó, bạn cần loại bỏ “tâm phán xét” khỏi quan điểm, cách hành xử của khách hàng. Thay vào đó sử dụng phương pháp lắng nghe sâu và sàng lọc nội dung từ cuộc trò chuyện có chủ ý của Coachee để đưa ra những câu hỏi gợi mở tiếp theo.

Warren Berger, tác giả quyển sách “Sức mạnh của đặt câu hỏi”, ông khẳng định câu hỏi tuyệt vời kiến tạo những điều mới mẻ giữa Coach và Coachee. Các câu hỏi đó có thể đến vào bất cứ lúc nào, tại những nơi bạn không ngờ tới – chỉ cần bạn biết thay đổi một chút góc nhìn và tư duy. 

Coach chuyên nghiệp không phải là người có câu trả lời tốt, mà là người biết cách đặt câu hỏi hay.

Để đặt một câu hỏi hay cũng cần rèn luyện từ nhiều góc độ. Sức mạnh của việc đặt câu hỏi là tập trung xây dựng hành động cho khách hàng, giúp họ nhìn nhận những vấn đề hiện tại, cơ hội và cách nắm bắt nó. Kết hợp với năng lượng tích cực từ phía người Coach góp phần quan trọng trong việc tạo cảm hứng, truyền động lực cho Coachee, thúc đẩy họ nhìn vấn đề tổng quan hơn, tiến đến gần mục tiêu của mình.

 

Câu hỏi hay được đặt ra trong bất cứ hoàn cảnh nào từ: huấn luyện, giảng dạy, hay phỏng vấn,… có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc khuyến khích người đó tương tác và đóng góp xây dựng ý kiến với chủ đề được đề cập.  Để đánh giá câu hỏi hay, bạn cần dựa trên một số yếu tố sau:

  • Tạo sự tò mò cho người nghe
  • Kích thích phản xạ trong cuộc trò chuyện
  • Kích thích suy nghĩ khách hàng về chủ đề đang thảo luận
  • Kích thích sự sáng tạo và những khả năng mới
  • Tạo năng lượng và truyền động lực cho khách hàng 
  • Tập trung và theo dõi chủ đề đang được huấn luyện 
  • Chạm vào một ý nghĩa sâu sắc
  • Gợi mở thêm nhiều câu hỏi đi sâu vào câu chuyện khách hàng


Coach Jackie Kelm đã tiến hành khảo sát hiệu quả trong việc đặt câu hỏi. Đây chính là điểm chạm giúp khách hàng tin tưởng vào khả năng tạo ra những thay đổi tức thời và lâu dài của họ. Các câu hỏi làm nổi bật “sự thật, điều tốt và điều có thể”. Quan trọng là tập trung vào suy nghĩ tích cực thay vì tiêu cực. Ông giới thiệu chu trình 4-D, được phát triển bởi David Cooperrider và Suresh Srivastava (n.d.) như sau:

 

  • Khám phá – Khi bạn đang bận rộn, tràn đầy năng lượng và tận hưởng cuộc sống, bạn đang làm gì?
  • Ước mơ – Nếu bạn có thể thực hiện những gì bạn đang làm một cách nhất quán hơn, thì điều gì có thể xảy ra?
  • Thiết kế – Làm thế nào bạn có thể trở thành Coach chuyên nghiệp trong 2 năm tới?
  • Định mệnh – Nếu có một hành động bạn có thể thực hiện, bạn sẽ sẵn sàng bắt đầu từ đâu?

Công thức Coach I.G.N.I.T.E framework – 6 bước đặt câu hỏi hiệu quả

Nhiệm vụ của Coach không phải nhà đào tạo, mentor mà là đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt qua các vấn đề của họ bằng những câu hỏi có chiều sâu dựa trên dữ liệu mà khách hàng cung cấp.  

Là Coach không nhất thiết bạn phải có chuyên môn về lĩnh vực của khách hàng. Thậm chí đó là cơ hội để bạn thỏa sức khám phá và những câu hỏi xuất phát từ sự tò mò đơn thuần nhất như một đứa trẻ đôi khi lại giúp Coachee khám phá ra được những tâm tư, cảm xúc bị dồn nén tận sâu thẳm trong nội tâm chính mình.

Từ đó, người Coach sẽ giúp khách hàng thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức và khai phá sức mạnh tiềm năng để đạt được mục tiêu và công nhận giá trị của phiên huấn luyện mang lại.


Coach Sean Smith – “Diễn giả vĩ đại nhất của Bắc Mỹ” năm 2013, chia sẻ công thức đặt câu hỏi thu hút giúp Coach khai thác hiệu quả thông tin khách hàng. Bạn có thể sử dụng trong một phiên Coach ngắn kéo dài khoảng vài giờ hoặc cuộc trò chuyện 3 phút với bất kỳ một ai. Giới thiệu đến bạn công thức I.G.N.I.T.E framework

 I.G.N.I.T.E là viết tắt của:

I – Identify: Xác định các mục tiêu phát triển cho Coachee. 

G – Get Permission & Leverage: Xin phép & thỏa thuận chủ đề làm việc.

N – New Outcomes: Làm rõ các kết quả mới mà Coachee mong đợi đạt được từ chương trình.

I – Inner Work: Thay đổi những mâu thuẫn bên trong Coachee: niềm tin, bản sắc, ý nghĩa, chiến lược cũ,… bằng khái niệm, tư duy mới.  

T – Test & Control: Kiểm tra tính phù hợp quy trình Coach và kết nối với Coachee để đạt được mục tiêu cao hơn.

E – Empower: Tiếp tục duy trì những thay đổi tích cực trong tương lai bằng một kế hoạch hành động cụ thể. 

 

Áp dụng 6 bước trong mô hình I.G.N.I.T.E framework vào phiên khai vấn với các bước như sau: 

1. Identify

Mục tiêu của giai đoạn này là để biết rõ hệ thống quan điểm, tư duy của Coachee về những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Bạn cần làm rõ ý kiến của Coachee để bạn hiểu được nhân sinh quan, những điều có giá trị đối với họ.

Lưu ý, người Coach tuyệt đối không được phán xét Coachee trong mọi tình huống vì Coach là nghề của sự yêu thương. Hãy khéo léo tạo ra không gian thoải mái để khách hàng có thể chia sẻ quan điểm của mình mà không có cảm giác bản thân đang bị “tra khảo”. 

Những điều mà Coach nên hỏi Coachee ở bước này:

  • Vì sao bạn biết đó là vấn đề?
  • Bạn đã thử những cách gì mà không thành công?
  • Bạn tin vào những gì?
  • Nỗi sợ của bạn trong vấn đề này là gì?
  • Bạn muốn kết quả này như thế nào?
  • Giá trị của bạn là gì?
  • Cảm xúc của bạn hiện tại như thế nào?

2. Get Permission & Leverage

Tại phiên huấn luyện, thời điểm bắt đầu bạn cần phải chắc chắn rằng Coachee đã sẵn sàng để bước vào phiên Coach, để từ đó cả hai sẽ cùng hỗ trợ nhau, đồng sáng tạo và đưa ra giải pháp. Coach có thể đặt các câu hỏi trực tiếp như:

 

  • Bạn có muốn thay đổi việc này ngay bây giờ không?
  • Tôi có được phép Coach bạn về điều này ngay bây giờ không?
  • Tôi sẽ cung cấp cho bạn một số hướng dẫn ngay bây giờ có ổn không? 

Hầu hết mọi người thường mặc định rằng mình đã được khách hàng cho phép Coach khi họ đến gặp mình để bàn luận về một vấn đề. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn cần phải xác định thật rõ ràng với Coachee trước khi phiên coach bắt đầu về sự cho phép này.

Để khám phá nhu cầu và mức độ cảm xúc của Coachee về mục tiêu nào đó, Coach có thể dùng những câu hỏi “sâu” hơn như:

 

  • Bạn mong muốn điều gì?
  • Tại sao bạn lại mong muốn điều đó?
  • Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nhận được nó? 

Đây chính xác là lúc phát huy những câu hỏi hay lồng ghép vào cuộc hội thoại làm “đòn bẩy” cảm xúc của khách hàng và bắt đầu hành trình dẫn đường của Coach trong những câu chuyện đó. 

3. New Outcomes

Có thể, khách hàng đã biết mục đích của mình đến với phiên huấn luyện. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Coach là làm sáng rõ nhất mong muốn thật sự của Coachee là gì. Mục tiêu đó có phải là điều khiến họ phải hành động ngay, quyết liệt theo đuổi nó hay không. 

Đôi khi người Coach sẽ dễ dàng bỏ qua bước “khám” mục tiêu vì họ cho rằng họ biết Coachee muốn gì và đó cũng là mong muốn sau cùng của khách hàng. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng đúng! Đừng bao giờ giả định kết quả mà khách hàng mong muốn, hãy để họ trực tiếp nói ra thông qua những câu hỏi như:

 

  • Điều gì bạn chưa trải nghiệm và đang muốn trải nghiệm trong mối quan hệ này?
  • Điều gì bạn đã trải qua mà không muốn lặp lại?
  • Nếu điều đó lặp lại, bạn muốn bạn sẽ cảm thấy như thế nào? 

Mục tiêu càng cụ thể, Coach càng đủ cơ sở để thiết kế một giáo trình Coach hiệu quả hơn. Tốt nhất là các mong muốn nên được mô tả theo cách “có thể đo lường được”. Ví dụ như: Coachee muốn trở nên tự tin hơn, bạn hãy hỏi họ: “Như thế nào mới được gọi là tự tin hơn?” Bởi tuỳ vào quan điểm và tình huống của mỗi người, “tự tin hơn” có thể là: thuyết trình lưu loát trước đám đông, hoặc mạnh dạng bày tỏ ý kiến, hoặc cũng có thể là sống thật với cá tính của mình,…

Vì thế, hãy hỏi cho đến khi Coach nhận được câu trả lời rõ ràng nhất.

4. Inner Work

Những thay đổi về mặt tâm lý sẽ được diễn ra ở giai đoạn này. Đồng thời, đây cũng là lúc Coach vận dụng các kỹ năng chuyên sâu cũng như những kiến thức chuyên môn của mình để loại bỏ những tổn thương bên trong của Coachee, thay đổi những mâu thuẫn giằng xé nội tâm của họ (về giá trị bản thân, nỗi sợ, niềm tin,…) bằng những suy nghĩ mới tích cực hơn, lạc quan hơn.

5. Test & Control

Coach có trách nhiệm dẫn dắt Coachee thực hiện đúng như kế hoạch để đạt được mục tiêu ban đầu của mình. Thông qua đó, Coach có thể kiểm tra xem liệu phương pháp này có phù hợp với khách hàng hay không, có thực hiện được những gì họ mong muốn về mặt cảm xúc lẫn hành động hay không.

Khoảng thời gian này là phép thử cho cả Coach và Coachee. Vai trò Coach là theo dõi và quan sát sự thay đổi của khách hàng, ghi nhận và hỏi thăm tình hình hiện tại. Khách hàng cần trung thực với chính mình, cam kết thực hiện và báo cáo tiến độ cho Coach của mình.    

6. Empowered

Hãy tạo điều kiện hoặc môi trường cho khách hàng thực hiện những thay đổi, thiết lập một thói quen hoặc lối sống, tư duy mới tốt hơn, tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.

Từ góc độ là nhà huấn luyện, khách hàng là chuyên gia về chính con người họ. Câu hỏi hay đôi khi khiến khách hàng cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra câu trả lời và quyết định. Khi điều này xảy ra, những câu hỏi phù hợp từ huấn luyện viên có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Để trở thành Coach chuyên nghiệp, trước hết, bạn cần tập trung rèn luyện những kỹ năng trong Nghề Coach đến khi thành thạo và nó trở thành một phần trong con người bạn. Hãy biến nó thành nội lực, in sâu vào tiềm thức và thiết kế tư duy mới trong chính Nghề đang nuôi sống bạn.

Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng của phiên Coach, khi một thói quen mới, một cuộc sống tốt được hình thành, người Coach nên đưa ra những giải pháp hỗ trợ, giúp họ tiếp tục duy trì trạng thái tích cực này trong tương lai bằng một số kế hoạch hành động rõ ràng.

Coach không phải là sở thích, nó là một nghề kiếm tiền, là công việc rất tiềm năng tại thị trường Việt Nam trong 5 năm tới. Đây là nhóm ngành không mới ở thế giới nhưng đang được đón nhận bởi cộng đồng những người đam mê khai vấn, huấn luyện tại Việt Nam.

Tìm hiểu thêm về Coach qua 2 cuốn sách: Freelance CoachHành trình trở thành Coach chuyên nghiệp được viết bởi anh Trần Tiến Công (Người sáng lập VCI – trường đào tạo Coach đầu tiên ở Việt Nam) và cũng là người đầu tiên viết và xuất bản sách ở lĩnh vực Coach. 

Đăng ký tham gia khóa học Coach các cấp độ ACC – PCC – MCC nhận chứng chỉ quốc tế tại đây: www.vcicoach.com.

CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆN PHÁT TRIỂN LÃNH ĐẠO
Địa chỉ
Lầu 2, Toà nhà Thiên Sơn, Số 5 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Số điện thoại
(+84)938 840 087
Email
info@vcicoach.com
© VIETNAM COACHING INSTITUTE - Thành viên của LDI
Vietnam Coaching Institute VCI
Giấy phép ĐKKD: 0317213328
Ngày cấp: 22.03.2022
Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh
phone-icon
facebook-icon
zalo-icon