Nghề Coach đang ngày càng trở nên phổ biến và được công nhận là một trong những công việc đầy tiềm năng, mang lại giá trị lớn cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu nghề này chỉ toàn cơ hội hay cũng có những thách thức đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa những người thành công trong nghề và những người phải từ bỏ giữa chừng?
Trong Blog 5 - Tiềm Năng & Thực Tế Nghề Coach, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Coaching, những tiềm năng lớn mà nghề này mang lại, cùng với thực tế mà mỗi người Coach cần đối mặt. Từ việc xây dựng danh tiếng, quản lý khách hàng, đến khả năng tạo thu nhập bền vững, bài viết sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện về con đường trở thành một Coach thành công.
Nếu bạn đang cân nhắc theo đuổi nghề Coach hoặc muốn hiểu thêm về thực tế ngành nghề này, hãy đón đọc bài viết để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình của mình!
Xuất hiện từ 20 năm trước, coaching giờ đây đã đạt được mức độ phổ biến nhất định trong khoảng một thập kỷ trở lại đây.
Ban đầu, nhu cầu huấn luyện xuất hiện trong các tổ chức, đặc biệt áp dụng cho các lãnh đạo và tài năng hàng đầu của họ. Sau này, vượt ra khỏi thế giới doanh nghiệp, coach ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống cũng trở nên vô cùng quan trọng. Nguyên nhân của sự gia tăng nhu cầu đến từ nhận thức của các tổ chức về những otác động tích cực của việc huấn luyện, đặc biệt là trong bối cảnh hậu đại dịch.
Thống kê thu nhập nghề Coach - Theo ICF Anual Report 2021
Theo một báo cáo của Harvard Business Review, các tổ chức kết hợp huấn luyện vào bộ máy nhận thấy lợi ích cho việc duy trì, làm việc theo nhóm, các mối quan hệ và sự hài lòng trong công việc. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng việc nhận thức về bản thân và ứng dụng của coaching không chỉ giới hạn ở vai trò lãnh đạo mà còn là một phần thiết yếu để cuộc sống hạnh phúc hơn. Do đó, các cá nhân cũng bắt đầu xuất hiện nhu cầu thuê các huấn luyện viên. Và để đáp ứng nhu cầu này, các huấn luyện viên cung cấp các dịch vụ của họ ngày một đa dạng hơn: huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện sức khỏe, huấn luyện lãnh đạo, huấn luyện hạnh phúc,… Huấn luyện không còn được coi là một khoản chi phí mà là một khoản đầu tư vào sự phát triển và tăng trưởng cá nhân.
Vài năm trước, khi mọi người tìm tới coaching chủ yếu để tìm cách thay đổi nghề nghiệp và trở thành coach chuyên nghiệp thì bây giờ, nhiều người tham gia các khóa đào tạo về coaching nhưng không phải để xây dựng sự nghiệp mới, mà là để bổ trợ cho bộ kỹ năng cho sự nghiệp hiện có của họ (ví dụ: luật sư, chuyên gia kinh doanh âm nhạc, chuyên gia nhân sự, quản lý dự án, quản lý bán hàng,…).
Huấn luyện/đào tạo đang là một lĩnh vực phát triển giúp mọi người vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Các chuyên gia nhận định đây là một thị trường với tiềm năng lớn bởi vì nhiều người chưa có nhận thức, cũng như hiểu về nghề, mở ra cơ hội tiếp cận và giáo dục thị trường cao.
Những ưu điểm của nghề Coach có thể kể đến như:
1. Sự linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm để huấn luyện. Khác với các công việc truyền thống, bạn phải tới văn phòng để làm việc từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều thì đây là công việc không hề bị ràng buộc bởi vị trí địa lý hoặc thời gian. Bạn có thể huấn luyện trực tuyến, có thể huấn luyện trực tiếp tại không gian của khách hàng. Bạn cũng có thể huấn luyện vào khung thời gian bất kỳ phù hợp với khách hàng và của chính bạn. Bạn cũng có thể tự do lựa chọn khách hàng mình muốn làm việc và từ chối những người bạn không thấy phù hợp
Về mặt thu nhập, chi phí cho một giờ coach có thể đạt mức 1 - 5 triệu đồng (mức phổ biến). Cao hơn nữa, nhiều Coach đạt mức 500 USD/ giờ khi coach cho những lãnh đạo và chủ doanh nghiệp.
Mức phí cao hay thấp còn phụ thuộc kinh nghiệm làm việc và khách hàng mục tiêu của coach. Việc huấn luyện những người lãnh đạo hoặc chủ doanh nghiệp sẽ mang lại thu nhập cao hơn so với huấn luyện các bạn trẻ để phát triển bản thân.
Thông thường Coach sẽ làm việc với khách hàng 1 phiên/tuần, mỗi phiên coach kéo dài khoảng 1 giờ. Trung bình với 4 phiên coach mỗi tháng, một khách hàng sẽ mang lại cho Coach mức thu nhập theo tháng tối thiểu là 4 triệu đồng. Lấy các học viên cũ của tôi làm ví dụ, mỗi Coach làm việc bán thời gian có thể tiếp nhận 5 - 7 khách hàng mỗi tuần, mang lại nguồn thu nhập khoảng 20 - 28 triệu/tháng. Sau khoảng 12 tháng kinh nghiệm, khi sự tự tin, năng lực coach tăng lên thì mức chi phí coach cũng có thể tăng lên khoảng 3 triệu đồng mỗi phiên. Có những Coach chỉ lựa chọn làm coach 1-1, trong khi một số người khác có khả năng tổ chức các lớp đào tạo thì thu nhập sẽ còn cao hơn nữa.
Có thể nói, tiềm năng kiếm tiền từ nghề Coach là rất lớn. Điều đó phụ thuộc vào năng lực thực sự cũng như chiến lược làm nghề của bạn.
Thomas J. Leonard, người được coi là cha đẻ của “life coaching” từng nhận định: “Tất nhiên, huấn luyện sẽ tồn tại chừng nào con người còn tồn tại, ngay cả khi nó được gọi bằng những cái tên khác, như nuôi dạy con, đào tạo hay cố vấn.”
Trong 20 năm nữa, huấn luyện viên sẽ là một nghề nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phức tạp của thế giới, công nghệ bùng nổ và biến đổi khí hậu sẽ là những thách thức thôi thúc con người tìm đến huấn luyện viên thường xuyên hơn.
Ước tính hiện tại thế giới đang có khoảng hơn 4,38 triệu huấn luyện viên. Trong đó 25-40% tất các các công ty trong danh sách Fortune 500 coi Huấn luyện điều hành (Executive coaching) như một phần của khoá đào tạo lãnh đạo tiêu chuẩn cho các giám đốc điều hành và những tài năng của họ.
- Phần lớn các huấn luyện viên cuộc sống đang nằm trong khung Gen X(7) trên toàn cầu (51%).
- Từ năm 2015 đến 2019, thu nhập trung bình hàng năm từ huấn luyện tăng 4% trên toàn cầu.
- Trung bình thu nhập của các huấn luyện viên trên toàn thế giới dao động từ $19,100 đến $62,500.
Số lượng người Coach theo từng khu vực
Qua những số liệu và phân tích, chúng ta có thể thấy rõ rằng thị trường Coach toàn cầu đang phát triển với tốc độ ấn tượng và đầy tiềm năng. Các con số không chỉ phản ánh quy mô ngày càng lớn của ngành nghề này, mà còn minh chứng cho giá trị thực tế mà Coaching mang lại trong việc thay đổi cuộc sống và sự nghiệp của hàng triệu người.
Nếu bạn đang cân nhắc bước chân vào lĩnh vực Coaching, hoặc mong muốn khai thác thêm tiềm năng từ thị trường này, thì thời điểm hiện tại chính là cơ hội vàng. Hãy tiếp tục trang bị kiến thức, kỹ năng và sự tự tin để tận dụng tối đa cơ hội trong một thị trường đầy hứa hẹn.
Đừng quên theo dõi Coaching Blog để cập nhật thêm những thông tin, xu hướng và chiến lược mới nhất giúp bạn thành công trong hành trình trở thành Coach chuyên nghiệp!