fbpx

SỰ KHÁC NHAU GIỮA COACHING, TRAINING, MENTORING, THERAPY

Trong hành trình phát triển bản thân, có rất nhiều phương pháp và công cụ khác nhau giúp chúng ta nâng cao nhận thức, khám phá tiềm năng và đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, giữa những lựa chọn như tư vấn, đào tạo, trị liệu và mentoring, coaching nổi lên như một phương pháp độc đáo, mang lại những kết quả sâu sắc và bền vững. Vậy coaching khác biệt như thế nào so với các hình thức phát triển bản thân khác?

Oct. 18, 2024, 4:50 PM +07 / Updated Oct. 18, 2024, 4:51 PM +07
By VCI

Trong Blog số 4 - Khác Biệt Giữa Coach Và Các Hình Thức Phát Triển Bản Thân Khác, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt cốt lõi giữa coaching và những phương pháp như mentoring, đào tạo và tư vấn. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của coaching, vai trò của coach, và lý do tại sao coaching có thể là lựa chọn tối ưu cho việc phát triển bản thân một cách toàn diện. Nếu bạn đang phân vân giữa các lựa chọn phát triển bản thân, bài viết này sẽ mang lại cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn để đưa ra quyết định phù hợp.

 

Khác biệt giữa coach và các hình thức phát triển bản thân khác

Huấn luyện, đào tạo, tư vấn, kèm cặp, trị liệu, chia sẻ bạn bè – những thuật ngữ này xuất hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày và thường bị sử dụng nhầm lẫn với nhau vì chúng đều là những phương pháp giúp phát triển bản thân. Kỳ thực, các khái niệm này khác nhau hoàn toàn và sử dụng sao cho đúng trong từng ngữ cảnh là điều không dễ dàng. Bảng bên dưới sẽ cung cấp cho ta cái nhìn tổng quan về huấn luyện so với các phương thức giúp phát triển bản thân còn lại.

 

Phân biệt sự khác nhau giữa Coaching và các hình thức khác - Nguồn: Sách khởi nghiệp độc lập bằng kỹ năng khai vấn

 

1. Huấn luyện và Đào tạo (coaching – training)

Khác biệt đầu tiên đó là đào tạo tập trung vào nội dung. Hoạt động đào tạo cần phải dựa trên một chương trình cụ thể và một hướng tiếp cận đã được chuẩn bị sẵn từ trước để biến việc học thành hiện thực, đảm bảo rằng học viên thu nhận một lượng thông tin nhất định. Việc học diễn ra với thời lượng cụ thể. Trong đào tạo, nội dung được quyết định bởi người dạy.

 

Trong khi đó, huấn luyện (coaching) là hoạt động tập trung vào quy trình. Coach tập trung lắng nghe, đặt câu hỏi, quan sát, hỗ trợ để giúp Coachee vượt qua những thử thách trong hiện tại và đạt được mục tiêu mà họ mong muốn. Mối quan hệ trong huấn luyện là mối quan hệ hợp tác, cùng phát triển, vì thế người được huấn luyện và huấn luyện viên sẽ cùng thảo luận để quyết định chủ đề của buổi trao đổi.

Coaching và đào tạo khác nhau thế nào - Nguồn: sách khởi nghiệp độc lập bằng kĩ năng khai vấn

 

Huấn luyện viên tập trung vào nhu cầu của khách hàng trong buổi huấn luyện, có thể gọi là “khiêu vũ cùng khách hàng”, lịch trình do khách hàng chủ động đề xuất. Còn trong đào tạo, những bài giảng được chuẩn bị trước từ người giảng dạy.

 

Trong đào tạo, mối quan hệ giữa người truyền đạt và học viên là thầy – trò. Trong huấn luyện, mối quan hệ giữa người truyền đạt và học viên là ngang bằng. Trong Huấn luyện, tính riêng tư rất quan trọng đối với sự thành công, dù là có huấn luyện theo nhóm hay huấn luyện cá nhân. Ngược lại, đào tạo có thể tập hợp 1 nhóm người học chung 1 chương trình (onesize-fits-all) và hiệu quả càng cao khi có sự chia sẻ giữa các học viên

 

2. Huấn luyện và Kèm cặp (coaching – mentoring)

Việc kèm cặp tập trung vào cả quy trình lẫn nội dung. Những người kèm cặp (Mentor) thường có kinh nghiệm và kỹ năng ở mức nâng cao, có thể đưa ra lời khuyên hiệu quả cho vấn đề mà người được kèm cặp (Mentee) gặp phải. Kèm cặp được hiểu là một quá trình truyền đạt. Người có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết hơn hỗ trợ việc phát triển cho người chưa giỏi bằng. Kèm cặp là mối quan hệ giữa người truyền kiến thức và người nhận kiến thức.

Sự khác nhau giữa Coaching (huấn luyện) và Mentoring (kèm cặp)

 

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai khái niệm Huấn luyện và Kèm cặp nằm ở phương pháp tiếp cận. Kèm cặp có thể bao gồm việc đưa lời khuyên, tư vấn, hướng dẫn và chỉ bảo. Mentor cũng có thể sử dụng kỹ năng coach trong quá trình kèm cặp để thấu hiểu suy nghĩ của Mentee mình trước khi đưa ra lời khuyên. Trong khi đó, Huấn luyện viên sẽ không chỉ bảo, đưa lời khuyên hay tư vấn, mà thay vào đó tập trung vào việc đặt ra những câu hỏi gợi mở giúp người được huấn luyện thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch hành động cho riêng mình.

 

3. Huấn luyện và Tư vấn (coaching – consulting)

Mỗi Tư vấn viên là một chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Họ sẽ tư vấn dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm của mình. Trong Tư vấn, các chuyên gia sẽ quan sát, phân tích và đánh giá tình huống, sau đó chỉ cho khách hàng thấy vấn đề và đưa ra cách giải quyết, lời khuyên cho khách hàng. Chính vì vậy, khách hàng không thể làm chủ hoàn toàn kế hoạch của họ và luôn phải phụ thuộc vào chuyên gia tư vấn.

Mentor và Consulting có thực sự giống nhau không?

 

Trong Huấn luyện có một khái niệm căn bản đó là khách hàng là người có đủ khả năng để tìm kiếm, thiết lập, tạo ra các giải pháp, kế hoạch hành động hoàn hảo nhất cho riêng mình. Khác với Tư vấn, thay vì đưa lời khuyên, Coach sử dụng những kỹ năng đặc thù để đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở và cùng Coachee khám phá những cách giải quyết khả thi. Nói cách khác, đường đi nước bước hoàn toàn do Coachee xây dựng, hoàn toàn xoay quanh Coachee và được kiểm soát bởi chính họ.

 

4. Huấn luyện và Trị liệu (coaching – therapy)

Người tìm đến huấn luyện viên chúng ta gọi là khách hàng (Client). Còn người tìm đến nhà trị liệu chúng ta gọi là bệnh nhân (Patient).

Chỉ với tên gọi, chúng ta đã thấy sự khác biệt rõ ràng. Khách hàng đến với huấn luyện đều OK (đều ổn), còn khách hàng đến với trị liệu đã là người KHÔNG ỔN, CÓ VẤN ĐỀ BỆNH LÝ.

 

Để giúp bạn dễ hình dung, hãy tưởng tượng cuộc đời là một con đường, có chỗ bằng thẳng dễ đi lại, có chỗ thì khúc khuỷu gập ghềnh. Một vài lúc nào đó, bạn vấp ngã và bị thương, chính lúc này việc trị liệu sẽ đưa bạn trở lại cuộc sống bình thường (con đường bằng phẳng). Và khi bạn đã ổn định được, người huấn luyện sẽ đưa chúng ta đi nhanh hơn.

 

Mục tiêu của Trị liệu là chữa lành những vấn đề trong quá khứ. Trị liệu tập trung vào việc chữa lành, hàn gắn nỗi đau tâm lý, rối loạn chức năng và xung đột về mặt tính cách. Những vấn đề này thường phát sinh từ quá khứ, làm cản trở chức năng cảm xúc bình thường ở thời điểm hiện tại.

 

Mục tiêu của Huấn luyện hướng đến quá trình phát triển bản thân trong hiện tại và tương lai. Người Coach tập trung vào việc giúp Coachee tìm kiếm, thiết lập các giải pháp, kế hoạch và chiến lược hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể trong công việc hoặc cuộc sống của mình.

 

Tổng kết

Tổng kết lại chúng ta cần ghi nhớ 4 điểm khác nhau riêng biệt giữa Huấn luyện và các loại hình giúp đỡ bản thân khác:

 

  • - Huấn luyện tập trung vào giải pháp: Việc huấn luyện luôn tập trung giúp khách hàng tạo ra những giải pháp và hành động để tiến về phía trước. Tư vấn đôi khi cũng làm điều tương tự nhưng không phải mọi lúc. Trị liệu thì là một quá trình khác hoàn toàn – chỉ tập trung vào việc chữa lành và điều trị những vấn đề phát sinh từ tổn thương trong quá khứ. Còn Huấn luyện chỉ tập trung vào việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tương lai để khách hàng đạt được mong muốn.
  • - Việc huấn luyện là do khách hàng dẫn dắt: Đôi khi những nhà trị liệu sử dụng các kỹ thuật để dẫn dắt và gây ảnh hưởng đến khách hàng. Còn huấn luyện viên thì không dẫn dắt, phán xét, đưa lời khuyên (trừ khi được sự cho phép của khách hàng, tuy nhiên trường hợp này cũng rất ít khi xảy ra). Vai trò của huấn luyện viên là lắng nghe và phản hồi lại điều khách hàng chia sẻ/đề xuất, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và huấn luyện với niềm tin rằng khách hàng có đủ khả năng và kiến thức để có thể giải quyết vấn đề.

 

Người huấn luyện không phải là bảo mẫu, vai trò của họ là một người đồng hành, người hỗ trợ để khơi dậy tiềm năng của khách hàng. Tuy nhiên cũng có những mô hình huấn luyện – như huấn luyện nhận thức hành vi – đòi hỏi một nền tảng về tâm lý học, nơi mà huấn luyện viên có thể truyền đạt và tạo ảnh hưởng đến khách hàng, giúp họ tiếp nhận những kiến thức mà họ không thể nào tự mình tìm hiểu.

 

  • - Huấn luyện tập trung vào cải thiện hiệu suất: Điểm tương đồng giữa Huấn luyện và các hình thức cải thiện bản thân đều giúp đạt được một hiệu suất tốt hơn. Tuy nhiên hiệu quả của Tư vấn và Trị liệu đến từ năng lực của người trị liệu và tư vấn viên. Còn đối với việc huấn luyện, sự thay đổi tích cực này do chính khách hàng tự thực hiện thông qua những kế hoạch và định hướng của chính bản thân họ. Việc kèm cặp cũng giúp người COACH - KHỞI NGHIỆP ĐỘC LẬP BẰNG KỸ NĂNG KHAI VẤN Coaching giúp ích cho quá trình phát triển như thế nào? 46 47 được kèm cặp tự trưởng thành bằng nỗ lực của mình, tuy nhiên việc kèm cặp chỉ tập trung về truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Khác với trong huấn luyện đôi khi huấn luyện viên phải đối diện với những vấn đề về tâm
  • - Huấn luyện giúp khách hàng tự học: Cố vấn có lẽ là hình thức gần gũi với Huấn luyện nhất, tuy nhiên giữa 2 hình thức này vẫn có những điểm riêng biệt. Khi vận dụng phương thức cố vấn, một người có kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực cụ thể sẽ đóng vai trò là người cố vấn, dẫn dắt hoặc thậm chí là giáo viên để hướng dẫn cho người được cố vấn

 

Trái lại, trong Huấn luyện, khách hàng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những hành động họ làm. Những quyết định đó có thể là đúng hoặc sai nhưng trong vai trò của huấn luyện viên, họ không được phép tư vấn mà thay vào đó, họ sẽ hỗ trợ khách hàng tiếp thu kiến thức và hình thành những kỹ năng để có thể tự trở thành tư vấn riêng cho bản thân.

 

Ví dụ đơn giản sau đây có thể giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa các phương thức trên.

Giả sử bạn là một người rất sợ lái xe và trên xe của bạn hiện đang có 4 người tượng trưng cho 4 phương pháp khác nhau: trị liệu viên, tư vấn viên, huấn luyện viên và người kèm cặp.

 

Và sau đây là những gì họ sẽ làm:

 

  1. 1. Trị liệu viên sẽ lắng nghe và tìm hiểu xem nỗi sợ của việc lái xe xuất phát từ đâu.
  2. 2. Tư vấn viên sẽ đưa cho bạn những lời khuyên để lái xe tốt hơn.
  3. 3. Người kèm cặp sẽ chia sẻ các mẹo và kinh nghiệm cần chú ý khi lái xe.
  4. 4. Huấn luyện viên sẽ khuyến khích và hỗ trợ bạn trong việc lái xe

 

Khi nào dẫn dắt và lời khuyên đem lại hiệu quả?

Không có gì sai khi tạo ảnh hưởng cho người khác bằng cách nói thẳng là họ nên nghĩ gì và đưa thẳng lời khuyên – mang tính định hướng và chủ ý của người nói cao. Thậm chí đôi khi đó là cách tiếp cận hiệu quả nhất.

Các cấp độ tạo ảnh hưởng trong phiên Coach

 

Hãy nhớ lại rằng, ta không thể coach kiến thức. Khi đồng nghiệp hoặc nhân viên thiếu thông tin hoặc kinh nghiệm để giải quyết vấn đề của họ, họ đơn giản chỉ cần biết nên hỏi thông tin này từ ai, nên sẽ thật ngớ ngẩn nếu huấn luyện viên cứ hỏi họ xem họ có thể tìm kiếm thông tin này ở đâu. Hoặc đôi khi hỏi để yêu cầu họ nghĩ và ra quyết định cho họ là điều không thể; có thể theo quy trình hoặc theo quy định công ty, họ không thể tự ra quyết định được.

 

Khi ai đó đang gặp áp lực và sợ hãi, việc hỏi họ dồn dập các câu hỏi chỉ khiến tình huống trở nên tệ hơn mà thôi.

 

Thông thường khi ta đang sợ hãi, chúng ta không suy nghĩ được rõ ràng, điều chúng ta cần lúc đó là sự dẫn dắt và được trấn an.

 

Khi dẫn dắt không mang lại hiệu quả?

Khi một người sếp chỉ có một phong cách tiếp cận không linh hoạt là liên tục dẫn dắt người khác, vô tình anh ta đã tự tạo nên một cạm bẫy cho chính mình về lâu về dài.

 

Một người chỉ luôn luôn đóng vai tiếp nhận lời khuyên hay dẫn dắt từ người khác sẽ không học hỏi hiệu quả, trở nên tẻ nhạt, mất tập trung hoặc giảm động lực. Lý do là họ không được khuyến khích để suy nghĩ và trở nên phụ thuộc vào cấp trên, trông chờ giải pháp và trở nên lười biếng trong tư duy.

 

Họ làm theo lời khuyên/chỉ đạo nhưng có thể không quan tâm với lời khuyên/chỉ đạo của cấp trên ở cấp độ cao nhất, theo kiểu “Tôi làm thế vì sếp tôi kêu tôi làm như vậy”. Hãy nhớ rằng mức độ cam kết của con người luôn đạt tới mức cao nhất với giải pháp mà họ tự tạo ra.

 

Một hệ quả nữa khi cấp trên dẫn dắt quá nhiều, đó là nhân sự không được khuyến khích để suy nghĩ, cuối cùng khả năng giải quyết vấn đề hay sáng tạo dần bị thui chột. Giải quyết vấn đề trở thành chuyện của sếp, nhân viên chẳng còn thấy lý do gì để suy nghĩ về giải pháp khả thi, họ thậm chí còn tin rằng cho dù mình có giải pháp sếp cũng không thèm chọn.

 

Qua bài phân tích chi tiết và những ví dụ cụ thể, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về sự khác biệt giữa coaching và các hình thức phát triển bản thân khác. Mỗi phương pháp đều có những giá trị riêng, nhưng điều quan trọng là chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu cá nhân của bạn. Coaching, với cách tiếp cận tập trung vào khai phá tiềm năng và tự chịu trách nhiệm, có thể là chìa khóa để bạn tiến xa hơn trên hành trình phát triển bản thân.

 

Nếu bạn cảm thấy hứng thú và muốn khám phá thêm về coaching, hãy tiếp tục theo dõi Coaching Blog để nhận thêm nhiều kiến thức sâu sắc và những bài viết mới nhất. Hãy để coaching trở thành công cụ giúp bạn phát huy tối đa tiềm năng và sống cuộc đời mà bạn mong muốn. Theo dõi ngay để không bỏ lỡ những bài viết giá trị tiếp theo!

CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆN PHÁT TRIỂN LÃNH ĐẠO
Địa chỉ
Lầu 2, Toà nhà Thiên Sơn, Số 5 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Số điện thoại
(+84)938 840 087
Email
info@vcicoach.com
© VIETNAM COACHING INSTITUTE - Thành viên của LDI
Vietnam Coaching Institute VCI
Giấy phép ĐKKD: 0317213328
Ngày cấp: 22.03.2022
Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh
phone-icon
facebook-icon
zalo-icon