Vị trí của nghề Coach ở Việt Nam và lý do nghề Coach nên được phát triển mạnh mẽ
Trong vài năm trở lại đây, nghề coach đã bắt đầu có những bước phát triển tích cực tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển cá nhân và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác như Mỹ, Anh, hay Singapore, nghề coach ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa phổ biến rộng rãi. Dù vậy, tiềm năng phát triển của nghề coach tại Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế và xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ.
Trong vài năm trở lại đây, nghề coach đã bắt đầu có những bước phát triển tích cực tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển cá nhân và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác như Mỹ, Anh, hay Singapore, nghề coach ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa phổ biến rộng rãi. Dù vậy, tiềm năng phát triển của nghề coach tại Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế và xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ.
Anh Trần Tiến Công - Người sáng lập của Vietnam Coaching Institute đã có những chia sẻ rất thẳng thắn sau đây:
Nghề huấn luyện trên thế giới đã mới, ở Việt Nam còn mới hơn.
Khi tôi nghĩ đến việc tìm cho mình một người Coach để hỗ trợ bản thân đạt mục tiêu trở thành Diễn giả truyền cảm hứng vào tháng 1-2011, tôi đã nỗ lực tìm kiếm ở thị trường Việt Nam nhưng không thành công. Sau khi tìm cho mình một người Coach và trực tiếp trải nghiệm, tôi thấy được ảnh hưởng tích cực của việc huấn luyện tới cuộc sống của mình và rất nhiều người khác.
Vì thế, sau khi tốt nghiệp, tôi mở VCI với mong muốn chia sẻ công cụ coaching cho mọi người vào tháng 3-2012. Lúc đó VCI là trường coach đầu tiên ở Việt Nam với các chương trình quốc tế được 2 tổ chức là ICF (International Coaching Federation) và CCA (Certified Coaches Alliance) chứng nhận.
Có thể nói Coaching là một ngành rất mới mẻ ở Việt Nam và chỉ đang lộ dần ra ánh sáng trong vòng 10 năm trở lại đây.
Để có cái nhìn tổng thể khi nói đến nghề huấn luyện tại Việt Nam, chúng ta cần đề cập đến 2 yếu tố sau đây:
1. Nhóm Coach đang làm công việc này;
2. Nhóm trường, những công ty đào tạo coach chuyên nghiệp.
Nhóm 1: Các lãnh đạo tại các doanh nghiệp/tập đoàn (lứa tuổi 50 trở lên). Đây là nhóm giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo, trưởng bộ phận với kinh nghiệm tối thiểu 15 - 20 năm. Sau thời gian dài làm việc, họ muốn tham gia vào một hoạt động giúp đóng gói được kiến thức, biến những kinh nghiệm của họ thành sản phẩm để trao cho những khách hàng tiềm năng. Nhu cầu của họ là muốn tiếp tục chia sẻ và giúp đỡ người khác, đồng thời cảm thấy bản thân sống có ý nghĩa hơn. Họ cũng phải đối mặt với câu hỏi lớn: Tôi sẽ làm gì khi nghỉ hưu? Và trở thành một huấn luyện viên tự do chính là câu trả lời.
Một số nhân vật ở Việt Nam mà các bạn có thể tham khảo như: Chị Quách Hương (Founder của Coach For Life ) hay chị Quynh Duong Thuy, PCC - (Founder của Q Coaching)
Nhóm 2: Các quản lý cấp trung hoặc các nhà đào tạo nội bộ của các tổ chức (lứa tuổi 30-45). Đây là nhóm đã có sẵn chuyên môn trong những lĩnh vực cụ thể nên hoàn toàn có thể tận dụng kinh nghiệm có sẵn này để dễ dàng tham gia huấn luyện, tận dụng lợi thế cá nhân để tạo nguồn thu nhập cao. Họ có thể có xu hướng chuyển dịch công việc để giảm tải sự căng thẳng (so với vận hành doanh nghiệp) mà vẫn tạo thu nhập ổn định.
Một số nhân vật ở Việt Nam mà các bạn có thể tham khảo như:
Yến Lê (Founder của FinPeace), Đức Nguyễn (Founder của Financial Coaching Institute - FCI)
Nhóm 3: Các bạn trẻ yêu thích một công việc mới mẻ, tự do, có thể vận hành từ xa (lứa tuổi 20-30). Đây là nhóm có khả năng tự học, tự phát triển tốt, thích cuộc sống không gò bó, thể hiện được cá tính và phát huy thế mạnh bản thân, sáng tạo, phát triển và cho thế giới thấy những gì họ có thể cung cấp. Họ chọn huấn luyện viên để được tự do quyết định sự nghiệp, trải nghiệm các kỹ năng và tận dụng được tính linh hoạt của công việc này.
Một số ví dụ bạn có thể tham khảo như: Career & Confidence Coach: Trần Mai Anh, Career Coach: Hà Thư, Intimacy Relationship Coach: Ly Ly
Hiện tại ở Việt Nam, số lượng Coach có được 1 trong 3 cấp độ ICF Credential (tạm gọi Bảo Chứng Tín Nhiệm) còn hạn chế với 59 người. (Số liệu được lấy từ năm 2022)
Số liệu thống kê về chứng chỉ ICF Coach - Theo nguồn ICF Annual Report 2022
Một điều cần lưu ý là tại thị trường Việt Nam, người người nhà nhà có thể tự xưng là Coach, nhưng chất lượng và sự khác biệt đến từ những người được đào tạo bài bản theo quy chuẩn là điều không phải bàn cãi. Do Coach là một ngành chưa được luật pháp áp mã nghề và có những quy định chính thống, nên một trong những cách để giúp khách hàng chọn được Coach tốt đó là trải nghiệm một buổi coach rồi ra quyết định.
Người tìm đến hoạt động coaching nên chọn những người có chứng chỉ quốc tế ICF vì tiêu chuẩn đào tạo được ICF thiết lập rất chuẩn mực, uy tín. Với nhóm trường/công ty đào tạo coach chuyên nghiệp, hiện tại thị trường Việt Nam cũng có một số đơn vị đào tạo coaching và được công nhận bởi ICF. Trong đó, Vietnam Coaching Institute (VCI) là trường đào tạo phát triển nghề huấn luyện viên trong nước đầu tiên được ra đời từ năm 2012.
Số liệu thống kê được công bố năm 2020 của marketresearch.com cho thấy “Thị trường huấn luyện cá nhân trên toàn cầu tăng 7% so với những năm trước”.
Cũng theo số liệu từ ICF(16), mức lương trung bình hằng năm cho một huấn luyện viên tại Bắc Mỹ là 62.500 đô-la và trung bình theo giờ là 244 đô-la. Trong đó, có sự chênh lệch khoảng 10 - 20% tùy theo loại hình huấn luyện và kinh nghiệm huấn luyện. Kinh nghiệm và chứng chỉ huấn luyện viên được cấp phép cũng ảnh hưởng lớn tới thu nhập của huấn luyện viên. Trong khi đó mức lương trung bình cho tất cả các ngành nghề là 48.672 đô-la - đủ thấy công việc này cũng mang tới thu nhập cao và một cuộc sống khá thoải mái.
Bất kể thuộc nhóm đối tượng nào, điểm chung của các huấn luyện viên là:
- Họ mong muốn các khách hàng đạt được kết quả tốt hơn trong cuộc sống;
- Họ muốn làm điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc sống, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho mọi người;
- Họ muốn phát triển bản thân để trở thành một hình mẫu, một phiên bản tốt đẹp nhất của chính mình;
- Họ muốn trong hành trình hỗ trợ khách hàng họ cũng được tưởng thưởng xứng đáng về mặt thành quả: có thể là tài chính, niềm vui, niềm đam mê và sự tự hào về bản thân khi làm được điều gì đó có ý nghĩa;
- Các cá nhân theo đuổi sự nghiệp huấn luyện hầu như đều có cảm nhận hài lòng sâu sắc khi họ có thể tạo ra sự khác biệt tích cực trong cuộc sống hay sự nghiệp của một người nào đó.
- Các huấn luyện viên mới vào nghề có thể đạt được doanh thu gấp 3,44 lần chi phí họ bỏ ra ban đầu khi học huấn luyện.
- Thế hệ X chiếm số lượng áp đảo trong số các nhà quản lý hoặc nhà lãnh đạo sử dụng kỹ năng huấn luyện trên toàn thế giới, trong đó 68% huấn luyện viên là nữ.
- Các doanh nghiệp áp dụng huấn luyện trong tổ chức và cho nhân viên đã được chứng minh(17) là tăng 300% lợi nhuận.
- Nghiên cứu(18) về hoạt động huấn luyện trong danh sách công ty thuộc Fortune 500 cũng cho thấy “huấn luyện giúp cải thiện 77% các mối quan hệ, 67% tinh thần đồng đội, 61% mức độ hài lòng trong công việc và 48% cải tiến về chất lượng.” Với những số liệu này, không khó để thấy huấn luyện đang trở thành một trong những nghề phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.
Với những số liệu này, không khó để thấy huấn luyện đang trở thành một trong những nghề phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.
Tương lai của nghề Coach tại Việt Nam có thực sự màu hồng?
Tăng cường phát triển cá nhân: Coaching có khả năng hỗ trợ từng cá nhân tìm ra tiềm năng thực sự của mình và vượt qua những rào cản cá nhân, từ đó thúc đẩy sự phát triển không chỉ về kỹ năng mà còn về tư duy.
Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sẽ ngày càng nhận ra giá trị của coaching trong việc nâng cao hiệu suất công việc, tăng cường sự gắn kết của đội ngũ và xây dựng một môi trường làm việc tích cực.
Giải quyết những thách thức về tinh thần và công việc: Trong thời kỳ nhiều áp lực và biến động, coaching giúp giảm căng thẳng, tạo ra sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kết luận, nghề Coach tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và hứa hẹn sẽ trở thành một lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển cá nhân và doanh nghiệp. Những lợi ích từ coaching không chỉ giúp cá nhân khai phá tiềm năng, mà còn mang lại hiệu quả vượt trội cho tổ chức và doanh nghiệp. Qua các ví dụ thực tế, chúng ta có thể thấy rõ rằng coaching là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy sự tiến bộ và thành công lâu dài.
Nếu bạn quan tâm đến việc khám phá sâu hơn về nghề Coach hoặc muốn tìm hiểu cách coaching có thể giúp bạn phát triển cá nhân và sự nghiệp, đừng quên theo dõi Coaching Blog để nhận được những thông tin, kiến thức hữu ích và các câu chuyện thành công đầy cảm hứng. Hãy cùng nhau bước vào hành trình khám phá tiềm năng và phát triển không giới hạn!