Trong cuộc sống, chúng ta liên tục phải đưa ra quyết định trong từng phút giây. Từ việc ăn gì, mặc gì, chơi ở đâu,… cho đến cách chúng ta đầu tư vào những thứ đang theo đuổi. Khi mà mỗi một quyết định đều ảnh hưởng đến một khía cạnh nhất định của cuộc sống, bạn đã bao giờ nghĩ về việc làm sao để đưa ra một quyết định đúng đắn chưa? Ví dụ, tại sao khi đối mặt với cùng vấn đề, mỗi người lại đưa ra một quyết định hoàn toàn khác nhau?
Trên thực tế, mỗi người đều có một cách tiếp cận vấn đề riêng, và những yếu tố dẫn đến việc đưa ra quyết định cho một vấn đề là dựa trên Metaprogram (bộ lọc các tiêu chí đã được tạo ra từ trong tiềm thức), từ đó chúng ta biết được đâu mục tiêu chúng ta hướng đến.
Khi hiểu được Metaprogram của chính mình tức là bạn đã có được một công cụ vô giá để đạt được những bước tiến mới trong cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ được các yếu tố đóng vai trò quan trọng để ra một quyết định đúng đắn, đưa bạn từng bước tiến gần với mục tiêu của mình.
1. Tiến lên hay trốn chạy?
Giả sử bạn nhận được lời mời làm việc ở một vị trí có triển vọng, bạn có nghĩ ngay đến những lợi ích sẽ nhận được không? Hay bạn sẽ nghĩ về những cơ hội có thể bị bỏ lỡ sau khi chấp nhận công việc này? Điều gì khiến bạn chấp nhận hoặc từ chối công việc đó? Là ham muốn được thử thách hay là sự sợ hãi?
Nếu những ham muốn được thử thách khiến bạn nhận công việc này và hướng đến những gì mình sẽ nhận được hơn là những điều sẽ bỏ lỡ, bạn chính là một người dám tiến lên và nỗ lực vì những mục tiêu đã đặt ra.
Nếu bạn từ chối công việc đó vì sự sợ hãi, bạn là một người trốn chạy. Những điều tiêu cực luôn ảnh hưởng và dẫn đường bạn đến những suy nghĩ kiểu: “nếu lúc đó mình từ chối công việc này thì sẽ không bỏ lỡ cơ hội kia”… Bạn cho rằng việc xác định những rủi ro tiềm ẩn và nhìn vào mặt trái của vấn đề sẽ hiệu quả hơn.
2. Hướng nội hay hướng ngoại.
Nếu là một người hướng nội, khi gặp vấn đề cần đưa ra quyết định, bạn sẽ thường nghĩ trên khía cạnh của bản thân để xem điều gì là quan trọng đối với bạn, từ đó đưa ra những quyết định tốt cho chính bạn.
Ngược lại, nếu là người hướng ngoại, bạn sẽ ưu tiên việc quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh và dựa trên những căn cứ thực tế để đưa ra quyết định sáng suốt.
3. Cầu tiến hay an toàn?
Đâu là động lực thúc đẩy bạn trong công việc? Đã bao giờ bạn nghĩ về tiềm năng phát triển của bản thân ở công việc hiện tại chưa? Bạn có hào hứng với ngành nghề của mình không? Nếu bạn có thể nhìn thấy những tiềm năng của công việc hiện tại, và nỗ lực phấn đấu để phát triển sự nghiệp mà bạn đang theo đuổi, bạn là một người cầu tiến.
Nếu bạn thích công việc của mình vì có thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao nhờ vào một quy trình hay phương pháp đã có sẵn mà không phải suy nghĩ quá nhiều. Bạn thích được chỉ rõ những gì bạn cần làm và những gì bạn có thể đạt được, vậy thì bạn là một người an toàn.
4. Tìm kiếm điểm tương đồng (matcher) hay hướng đến sự khác biệt (mismatch).
Bạn thường tập trung vào những điểm giống nhau hay tìm những điều khác biệt?
Là một người hướng đến điểm tương đồng, bạn thường tập trung tìm kiếm những điểm giống nhau, khi nhìn vào những thứ xung quanh bạn đều thấy chúng có điểm chung.
Tuy nhiên những người tập trung tìm kiếm điểm tương đồng cũng được chia làm 2 kiểu:
– Một là tập trung đến sự giống nhau (một cách tổng thể) trong mọi trường hợp
– Kiểu còn lại vẫn tập trung đến sự giống nhau nhưng tìm ra được những điểm riêng.
Ví dụ: cho 3 quả kích thước giống nhau nhưng màu sắc có chút khác biệt, nếu là một người tập trung đến sự giống nhau trong mọi trường hợp, bạn sẽ chỉ nói “chúng đều là những quả trứng”, nhưng nếu bạn là người tập trung đến sự giống nhau nhưng tìm ra được những điểm riêng, bạn sẽ nói “chúng đều là những quả trứng bằng nhau, nhưng 1 quả màu nhạt, 2 quả kia màu đậm”.
Với những người hướng đến sự khác biệt cũng được chia thành 2 kiểu:
– Kiểu thứ nhất là nhìn mọi thứ xung quanh và luôn thấy sự khác biệt hoàn toàn.
– Kiểu thứ hai là vẫn thấy sự khác biệt nhưng tìm ra được 1 vài điểm chung.
5. Khái quát hay cụ thể?Nếu là người theo chủ nghĩa tổng quát, bạn sẽ tập trung vào kế hoạch tổng thể và luôn suy nghĩ về mục tiêu chung. Trước khi đưa ra quyết định, bạn sẽ suy nghĩ xem nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu mà bạn đang cố gắng.
Với người cụ thể, bạn đặc biệt quan tâm đến từng chi tiết thay vì chỉ tìm hiểu chung chung về một vấn đề nào đó. Bạn thường tập trung đến những mục tiêu ngắn hạn thay vì tương lai dài hạn.Nguồn:
Tony Robin – THE 5 FACTORS OF DECISIONS