Nhiều người cho rằng, trực giác chỉ xuất hiện ngẫu nhiên và nó chỉ để giải quyết những vấn đề nhỏ mà không dùng cho những quyết định lớn quan trọng. Vì không ai chắn chắc tính chính xác và khoa học của những trực giác đối với các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Suy nghĩ của bạn như thế nào? Hãy cũng Công tìm hiểu về vấn đề này nhé.
• Trực giác có nguồn gốc từ đâu
Không có gì huyền bí hay ma quái về trực giác cả. Đó là điều mà tất cả chúng ta sử dụng thường xuyên và thực tế để lựa chọn một món quà hoàn hảo cho một ai đó, tránh việc lập kế hoạch trong nhật ký của chúng ta bởi vì chúng ta có một cảm giác điều gí đó khác sẽ xảy ra, hoặc biết rằng một người nào đó không cho chúng ta biết sự thật. Trực giác chỉ đơn giản là được xây dựng dựa trên những gì bạn đã biết; kiến thức bạn đã có được truyền đến bạn thông qua những suy nghĩ, cảm xúc, hình ảnh hay âm thanh.

Trực giác kết hợp khả năng của não để hiểu thông tin liên lạc từ những tình huống hoặc giao tiếp giữa con người bằng cách đi xa hơn các tín hiệu mà chúng ta thông thường đáp nhận được. Một cách hợp lý, chúng ta có thể phản ứng lại với thị giác, âm thanh, cuộc trò chuyện, các sự kiện v.v…. Tiềm thức của chúng ta có khả năng thu thập, đánh giá và phân tích các loại thông tin khác nhau từ con người và hoàn cảnh. Là con người, chúng ta có thể giao tiếp khá tốt mà không cần ngôn ngữ và dù sao thì các loài động vật khác cũng đều có khả năng làm như vậy.
Rõ ràng, trực giác không phải tự nhiên xuất hiện, hoặc do một thế lực siêu nhiên nào đó ban cho chúng ta. Trực giác xuất phát từ chính bộ não của con người, trải qua quá trình tiếp thu rất nhiều thông tin, kinh nghiệm, với tất cả các giác quan. Và có thể hiểu, nó là sản phẩm của chính các trải nghiệm trong cuộc sống của con người chúng ta. Do vậy, trực giác cũng có cơ sở của nó, và đáng được xem xét và tin tưởng.
• Trực giác có sai không?
Trực giác không có nghĩa là không có sai sót. Nó chỉ đơn giản là một nguồn của những suy nghĩ và ý tưởng. Bởi vì nó là một kênh thông tin tinh tế nên rất dễ bị gián đoạn hoặc bị át đi bởi những suy nghĩ đi vào trong tâm thức của bạn. Đó cũng gần giống với việc điều chỉnh một đài phát thanh tới một địa điểm nhất định. Nếu bạn nhận được hai trạm cùng một lúc bạn có xu hướng tập trung vào bên nào có sóng to và rõ ràng hơn.
Thông qua kinh nghiệm bạn sẽ thấy rằng trực giác có thể là sai, hoặc ít nhất là tại thời điểm đó dường như chưa đúng. Điều mà hầu hết các cá nhân nhận thấy trong các tình huống huấn luyện là khi được kết hợp với việc lắng nghe sâu sắc, trực giác thường là rất mạnh mẽ và hầu hết trong các tình huống ấy, Trực giác khá chính xác. Tùy thuộc vào trực giác mà bạn luôn luôn phải kiểm tra xem các thông tin mà bạn đang nhận được là chính xác hay chưa.
Như vậy, không thể khẳng định 100% trực giác là đúng hay sai, cũng như có nên tin tưởng hoàn toàn vào trực giác hay không. Đó là sự lựa chọn của mỗi người, có người sẽ dành niềm tin lớn vào trực giác, nhưng có người lại không. Đối với một HLV, chúng ta làm việc trên nguyên tắc khách quan và chính xác, chúng ta không được phép “cho là” “nghĩ rằng”, “có thể là”…tất cả đều phải dựa trên những thông tin cụ thể, xác đáng.
Chúng ta có thể sử dụng trực giác như là một công cụ hỗ trợ thêm trong quá trình khai vấn cho khách hàng. Bằng kinh nghiệm thực tế và sự khéo léo của mình, mỗi HLV sẽ có những giải pháp hợp lý nhất cho buổi huấn luyện với khách hàng.