Gần đây trong 1 lớp học của VCI, Công được nghe tâm sự của 1 bạn học viên rằng:
“ Em đã từng bỏ ra gần 200tr để tham gia học Coaching của 1 đơn vị khác nhưng cuối cùng chỉ nhận lại được những kiến thức không thực tế. Đến khi gặp được thầy, em mới hiểu thật sự thế nào là Coaching.
Em quay lại đưa cho bạn kia cuốn sách của thầy và nói rằng “Đây mới chính là thứ Coaching mà chị đang tìm kiếm, đang cần học lúc này”. “
Trong gần 10 năm bắt đầu hành trình đặt nền móng cho thị trường Coach tại Việt Nam. Công và VCI gặp không ít trường hợp như vậy. Và Công mong rằng bài viết dài này sẽ giúp chúng ta không rơi vào tình trạng tương tự như vậy nữa. Bạn hãy đọc hết nhé.
#1- TẠI SAO ĐIỀU NÀY XẢY RA?
Nghề Coach trên thế giới nói chung – hay ở Việt Nam nói riêng có một nhược điểm rất lớn từ ngày xưa cho đến tận bây giờ đó là:
“ Đầu vào cho Coaching rất thấp, nhưng kì vọng đầu ra lại rất cao”
Từ năm 2019 – 2021 là thời điểm mà Công thấy thị trường Coach ở Việt Nam phát triển cực kì mạnh mẽ. Dần dần có nhiều đơn vị đào tạo Coach hơn trên thị trường. Theo ngôn ngữ của Marketing, từ Coach dần dần trở thành một cụm rất bắt trend và hợp thời. Mọi thứ trên thị trường nếu như gắn vào cụm từ Coach đều có tính viral rất mạnh:
– EQ Coach (Coach về cảm xúc)
– Fitness Coach (Coach về sức khỏe)
– Marketing Coach (Coach về marketing)
– NLP Coach (Coach về ngôn nhữ NLP)
Sự phát triển quá nhanh này trong bối cảnh thiếu đi những nhân lực chủ chốt được tiếp cận và làm việc với nền tảng Coaching bài bản và quốc tế (ICF Coaching) dần dần không thể đáp ứng và định hướng thị trường một cách đúng đắn.
Ngày nay, để hành nghề Coach bạn chỉ cần tốn một số ít thời gian để học tập và thực hành Coaching. Chỉ cần học một vài lớp học lấy chứng nhận la có thể tự coi mình là Coach. Mà nói về chứng nhận thì cũng có nhiều loại: chứng nhận online, chứng nhận tự cấp, chứng nhận cá nhân.
Tất cả những thứ hào nhoáng vá chứng từ đó dần khiến người ta quên đi cái quan trọng nhất trong Coaching chính là: rèn luyện kỹ năng Coach.
Việc này dẫn đến rất nhiều người có một trải nghiệm không trọn vẹn với Coaching – hoặc trải nghiệm Coaching ở một mức độ rất sơ sài. Hơn nữa mức phí cho những dịch vụ Coaching nửa vời này cao đến mức khó chấp nhận được. Đó chính là lý do vì sao mà gần đây khi nhắc đến Coaching – nhiều người hay nhăn mặt và đánh đồng với hình thức “Đa Cấp”.
Cá nhân Công ko hề ngạc nhiên về điều này, Công đã từng chứng kiến các cuộc khủng hoảng như vậy đều xuất hiện tại các thị trường đi trươc như: Trung Quốc, Mỹ, Eu hay thậm chí là Đông Nam Á và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Và đây là điều cần có để có thể đưa nghề Coach chuẩn bị bước vào giao đoank mới.
Công nghĩ răng, Nếu như nghề Coach vẫn tiếp tục phát triển như vậy Công chắc chắn rằng sẽ đến một thời điểm (`1-2 năm nữa), thị trường rơi vào một cuộc thanh lọc lớn khi mà các công cụ về Thương Hiệu & Mkt không thể nào lắp đầy khoảng trống do sự thiếu hụt kiến thức & kỹ năng Coach để lại.
Bạn còn nhớ các trend này không?
– NLP
– Năng Đoạn Kim Cương
– Sinh Trắc Vân Tay
– Thần số học
Các cụm từ này có phải một thời gian đều rất hot trên thị trường này đúng không? Và bạn có thấy bây giờ, 80% các cụm từ đều gắn theo từ “Coach” đằng sau không.
Tại sao lại vậy?
Đơn giản là vì nó đang rất hot và có thể kéo dài sức hút trong 2 năm sắp tới. Và là một miếng bánh rất ngon để truyền thông và MKT có thể tận dụng?
Vậy rồi sau đó thì sao?
Nó có bị lụi tàn hay rơi vào giai đoạn ngủ đông giống tất cả các hình thức kể trên?
Công sẽ để bạn tự trả lời câu hỏi này bằng cách cung cấp cho bạn một số dữ liệu và nhận định mình.
Đây là một bài viết rất dài – Không phải là một bài viết phân tích chuyên sâu với số liệu chắc chắn.
Đây là một bài viết theo quan điểm cá nhân và dự đoán của Công dưới góc nhìn của một người điều hành 1 công ty với hơn 10 năm tiên phong trong nghề Coach và đến nay là đơn vị đào tạo Coach Chuyên Nghiệp theo ICF lớn nhất trên thị trường Việt Nam.
Đây là một bài viết Công dành cho tất cả những người ĐÃ – ĐANG và SẼ trở thành Coach trong tương lai để tránh gặp trường hợp đáng tiếc khi đầu tư vào sự nghiệp Coach của mình.
Hãy lấy một ly café hoặc 1 ly trà trước khi chúng ta bắt đầu nhé
#2 – TRỞ NGẠI LỚN NHẤT ĐỐI VỚI NGHỀ COACH LÀ GÌ?
Trở ngại lớn nhất cho sự nghiệp Coach của bạn không phải đến từ yếu tố bên ngoài. Nó cũng không phải đến từ sự bão hoà của thị trường. Nó cũng không phải là do may mắn.
Theo Công tất cả những thứ đó đều là bao biện.
TRỞ NGẠI LỚN NHÂT ĐẾN TỪ CHÍNH BẢN THÂN BẠN -Cụ thể hơn thì đó là: Sự kỳ vọng và Năng lực.
Thực tế, tất cả các người Coach học trò mà Công từng làm việc đều trải qua sự trở ngại này và điều tạo ra nó chính là do có quá nhiều người tin rằng.
Chỉ cần có kỹ năng Coach đồng nghĩa với bạn sẽ có một sự nghiệp Coaching rực rỡ
Cũng có rất nhiều người tin rằng – Có thể trở thành một người Coach thành công nếu chúng tả chỉ cần đơn giản là CHÍNH MÌNH và đem những thứ tốt đẹp đến cho cuộc sống.
Điều này đối với Công không có gì là quá ngạc nhiên, bởi vì đó là biểu hiện của rất nhiều người Coach thực sự thành công trên thị trường. Họ có một tâm hồn tươi đẹp, một ý nghĩ to lớn và được mọi người quý mến.
Tuy nhiên, những biểu hiện đấy chỉ là phần nổi của tảng băng. Đó là những thứ chúng ta nhìn thấy được. Nó hoàn toàn không phải là những yếu tố xây dựng nên một người Coach vĩ đại và một sự nghiệp Coach thăng hoa.
Và, việc sai lầm nhất, là chúng ta theo đuổi chính những hình ảnh thành công bởi họ. Chúng ta dành hàng chục, hàng trăm giờ để cố gắng tỏ ra giống họ nhất có thể. Chúng ta bắt chước từ ăn mặc, cách ăn nói, cách hành xử để chỉ mong trở thành một bản sao của họ.
Và sau cùng, chúng ta vỡ vụn, bởi lẽ xuất phát điểm của chúng ta đâu có như họ. Chúng ta đều không như nhau và một tảng băng sẽ mất đi nếu không được xây dựng vững trãi trên những nền tảng quan trọng vốn có.
Và sau khi vỡ vụn chúng ta sẽ đổ lỗi cho ai?
– Đổ lỗi cho người thầy?
– Đổ lỗi cho thị trường?
– Đổ lỗi cho khách hàng
Trước khi đổ lỗi cho bất kỳ ai để Công hỏi bạn nhé?
– Bạn dành bao nhiêu thời gian để nâng cao kiến thức + kỹ năng Coach của mình?
– Bạn dành bao nhiêu thời gian để Coach một tuần?
– Bạn dành bao nhiêu thời gian để tập trung phát triển sản phẩm của riêng mình?
– Trong 1 năm qua, bạn có coi Coach là một nghề nghiêm túc không hay chỉ là một cuộc dạo chơi lúc thị trường cao trào nhất?
Nếu muốn xây dựng một sự nghiệp Coach bền vững, điều đầu tiên bạn cần phải lên kế hoạch không phải là: TIỀN, MARKETING, KHÁCH HÀNG.
Điều đầu tiên bạn cần lên kế hoạch đó là: TÌM RA HÀNH TRÌNH PHÙ HỢP NHẤT cho bản thân.
Tất cả chúng ta đều mong muốn được thành công nhanh nhưng xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau. Chính vì thế hành trình đi và trải nghiệm của mỗi người hoàn toàn khác nhau.
Thử thách lớn nhất mà Công nghĩ mà những người Coach ở Việt Nam đang gặp phải không phải đến từ
– Sản phẩm
– Maretking
– Bán hang
– Hay xây dựng đội nhóm
Nó đến từ một điều đơn giản hơn thế nhiều:
Chúng ta thiếu một người role model thành công để đồng hành & dẫn dắt
Một người hiểu rõ về 2 khía cạnh quan trọng trong nghề Coach: Coaching Skills & Business of Coaching.
– Một người hiểu rõ cách định hình và phát triển một tương lai sự nghiệp Coach bền vững.
– Một người có thể giúp rút ngắn thời gian từ 3-5 năm thông qua những kinh nghiệm đi trước
– Một người có thể giúp hạn chế tối đa các sai sót trên hành trình xây dựng và phát triển sự nghiệp
– Một người coi Coaching như một lối sống và sẵn sàng đầu tư rất nhiều vào nó
Trước khi VCI có sự phát triển mạnh mẽ như bây giờ, Công cũng đã tìm rất nhiều người thầy và mentor để giúp mình tất cả những thứ liệt kê ở trên.
Những học viên của Công đều biết 1 điều rằng, Công đầu tư rất nhiều cho các chương trình học để có thể chọn ra một người Coach / Mentor phù hợp với mình.
Bởi vì, Công nhận một điều – Khi tìm ra một người thầy tốt, bạn sẽ nhận lại lợi ích gấp nhiều lần so với những thứ đã đầu tư
Vậy bạn có tò mò – Đâu là những yếu tố giúp bạn chọn cho mình 1 người mentor / coach chất lượng không?
Hãy tiếp tục đọc nhé…
#3 – LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN ĐÚNG NGƯỜI GIÚP CHO SỰ NGHIỆP COACH CỦA BẠN THĂNG HOA?
Trong năm 2020 vừa qua, Công đã đầu tư cho bản thân mình và VCI rất nhiều. Và Công hoàn toan không hối tiếc về điều đó, và kết quả là 2021 VCI có một năm cực kì thăng hoa. Vậy trong năm 2020 Công đã hoc những ai?
– Mastermind Pengjoon – 30.000$ (Top Affiliate Marketing)
– Mastermind Joe Bauer – 30.000$ (Bậc thầy trong việc truyền đạt ngôn ngữ và bán hàng)
– Platinum Member – Tony Robbins – 80.000$
– Hành trinh trở thành ICF – MCC đầu tiên tại Việt Nam cùng thầy Dave Buck – Mentoring (Top 7 người có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử nghề Coach)
Sau đây là 3 yếu tố mà Công lựa chọn khi quyết định đầu tư cho bất kỳ chương trình / Mentor / Coach nao.
YẾU TỐ 1 – Hãy nhìn vào những người học trò của thầy bạn
Đúng !
Đừng tin những gì bạn nghe và thấy trên những thông điệp quảng cáo trên các kênh truyền thông. Cách tốt nhất để đánh giá một người mentor là thông qua những học trò thành công của họ.
Không có cách nào để chứng mình sự thành công tốt hơn là tạo ra những người học trò thành công – Joe Bauer
“ Nhìn vào” ở đây không phải là nhìn vào những gì viết trên Facebook, Google hay các nền tảng xã hội khác. Những thứ đấy, bây giờ rất hay bị tẩy trắng và dàn dựng trước những chiêu trò quảng cáo & truyền thông.
“ Nhìn vào” ở đây đó là tìm hiểu xem
– Liệu những người học trò của người thầy ấy có đang thực sự thành công với sự nghiệp Coach không?
– Những người học trò ấy có sống tốt với nghề Coach không?
– Những người học trò ấy có thật sự đang tồn tại, phát triển và cống hiến giá trị cho mọi người hay không?
– Những người học trò ấy có tạo ra những thế hệ học trò khác thành công hay không?
Đó là cái mà bạn cần phải tìm hiểu. Đó là những thứ mà bạn nên tin vào.
Bản thân Công khi chọn cho mình bất kỳ một người thầy nào, Công sẽ hỏi hết tất cả những người xung quanh của họ để xác thực tất cả các thông tin trên. Đối với Công đấy là bằng chứng đanh thép nhất – bằng chứng này đáng giá hơn nhiều lần những thông điệp thành công khác mà chúng ta gặp hằng ngày trên mạng xã hội.
YẾU TỐ 2 – Hãy nhìn vào những người Coach/ Mentor của thầy bạn
Cho dù chúng ta đang ở đâu trên hành trình Coach. Dù mới bắt đầu – hay đã làm thầy – chúng ta đều cần những người thầy để có thể phát triển hơn nữa.
Năm 2019 khi Công tham gia chương trình Date With Destiny của Tony Robbins, Công rất bất ngờ khi Tony tiết lộ rằng bản thông ông hiện tại có đến 5 người Coach: Sức Khỏe, Tài chính, Thói quen, Tinh Thần và Marketing.
Ngày hôm đó, Tony đã nói rằng: “How can you become a Great Coach If You don’t have one?”
Tạm dịch ra rằng “Làm thế nào bạn có thể trở thành 1 người Coach vĩ đại nếu như bạn chưa từng làm việc với một ai như vậy?” –
Ngay đến cả người Coach số 1 thế giới cũng cần phải có cho mình những người Coach riêng biệt như vậy thì việc tìm hiểu những người thầy của bạn hoàn toàn là hợp lý. Nó sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu thêm về người thầy bạn định chọn về những yếu tố sau:
#1 – Người thầy của bạn có liên tục cập nhập kiến thức mới không
#2 – Chương trình của họ có liên tục được cập nhập không?
#3 – Họ có thêm thành công nào trong năm vừa rồi không?
Trong thị trường Coach, có một câu luôn đúng: “The more you learn – The more you earn”
Ngành kinh doanh tri thức nói chung và ngành Coach nói riêng có 1 sức đào thải rất lớn. Tất cả những kiến thức nếu không được liên tục cập nhập và cải tiến đều sẽ bị lỗi thời và cũ kỹ rất nhanh. Chính vì thế, Công luôn ưu tiên chọn những người Coach / Mentor luôn luôn cập nhập cho mình những kiến thức mới và có khả năng thích ứng với thị trường.
Đối với Công đó là cách học nhanh nhất và hiệu quả nhất để nâng cấp cho sản phẩm và dịch vụ của mình.
Công sẽ không bao giờ chọn một người Coach /Mentor đồng hành mà không chịu liên tục cập nhập kiến thức. Đối với Công, điều đó hết sức phi logic và sai lệch?
Làm thế nào mà bạn có thể dạy cho tôi nếu như bạn không trở nên tốt hơn mỗi ngày?
YẾU TỐ 3 – Người thầy bạn chọn có đang thật sự Coach không?
Công hay đùa vui với những người bạn của mình rằng:
“Dạy Coach kiếm tiền ngon hơn và dễ hơn đi Coach”
Đó là một sự thật, bởi lẽ dạy Coach giúp bạn kiếm tiền dễ hơn và nhanh hơn rất nhiều so với việc dành thời gian Coach thật sự. Và có rất nhiều người Coach hiện nay đi dạy Coach bởi vì đơn giản họ Coach không ra tiền.
Và nếu bạn đang đọc bài viết này, Công mong bạn sẽ từ bỏ suy nghĩ đó và không kiếm một người Coach như vậy để đồng hành.
Trước khi đứng ở vai trò vị trí giảng dạy chương trình Coach chuẩn ICF (vào năm 2017) thì công đã tốn hơn 5 năm để học tập và thực hành Coach cá nhân.
Công còn nhớ với mỗi lớp Coach ngày xưa Công là người tận tay đọc và feedback từng cái record của học viên cho đến tận bây giờ. Nếu tỉnh tổng số record và feedback Công nghĩ mình đã đọc đâu đó tầm gần 10.000 cái report huấn luyện trước khi bắt đầu hành trình dạy học của mình.
Bên cạnh đó, Công luôn dành ít nhất từ 5-10 tiếng / tuần để trực tiếp Coach với khách hàng – chính những kiên trì đó đã giúp Công rất nhiều trong việc giảng dạy sau này.
Cho đến sau này khi VCI phát triển, Công vẫn là người trực tiếp đứng ra thực hiện các group Coaching và Coach 1-1.
Điều làm nên sự thành công, vĩ đại của 1 người Coach không phải là các phương thức marketing, chốt sale hay các phần mềm, công cụ hỗ trợ.
Sự thành công của một người Coach đến từ việc Coach và tạo ra sự thay đổi cho chính khách hàng của mình. Từng người – từng người một. Không một điều gì có thể tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cho sự nghiệp Coach của bạn hơn điều này.
Bản thân Công có 1 suy nghĩ rất rõ ràng đó là:
Trước khi bạn muốn dạy cho ai đó về Coaching, bạn thật sự phải sống được bằng việc Coach đầu tiên.
– Nếu như bạn dạy mọi người về Business Coaching – Thì bạn đã Coach ai đó thành công trong lĩnh vực này chưa?
– Nếu như bạn muốn dạy người ta về Parents Coaching – Thì bạn đã Coach ai đó trở thành những bậc cha mẹ thấu hiểu con mình chưa.
– Nếu bạn muốn dạy mọi người về ứng dụng của Coaching – Thì bạn đã Coach bao nhiêu người biến Coaching thành một phần trong cuộc sống rồi
Và liệu rằng, bạn có còn đang làm điều này không?
Và sẽ làm điều này đến bao giờ?
Chào ngày mới và Cảm hứng viết vội từ Tony Robbins và chương trình Business Mastery ^^.