Mục lục
- 1 #1 LỘ TRÌNH NHANH NHẤT ĐỂ TRỞ THÀNH COACH CHUYÊN NGHIỆP
- 2 #2 LÀM THẾ NÀO BIẾT LÀ TÔI ĐÃ CÓ SỰ THAY ĐỔI VÀ TIẾN BỘ?
- 3 #3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI BIẾT LÀ TÔI PHÙ HỢP ĐỂ THEO ĐUỔI NGHỀ COACH? TÔI KHÔNG PHẢI LÀ DÂN NHÂN SỰ HAY ĐÀO TẠO, HAY LÀM QUẢN LÝ, LIỆU TÔI CÓ THEO ĐUỔI COACH ĐƯỢC KHÔNG?
- 4 #4 – LIỆU TÔI CÓ SỐNG ĐƯỢC BẰNG NGHỀ COACH?
#1 LỘ TRÌNH NHANH NHẤT ĐỂ TRỞ THÀNH COACH CHUYÊN NGHIỆP
Theo kinh nghiệm cá nhân Công thì dưới đây là con đường đúng đắn và bình yên nhất cho bước chuyển động của bạn trong hành trình theo đuổi sự nghiệp Coaching.
Bước 1: Đăng ký học 1 chương trình Coach chuyên nghiệp Công khuyến khích chúng ta chọn các chương trình được chứng nhận bởi Hiệp hội Coach Quốc Tế – ICF (International Coach Federation), đây là tổ chức Coach uy tín & có nhiều thành viên nhất thế giới hiện nay. Điều này khiến bạn có thể an tâm về chất lượng nội dung & người thầy của mình. Đầu tư cho một chương trình Coach được chứng nhận bởi ICF có giá từ 2,500-4,000 USD. Mức học phí nào dao động tùy thuộc vào từng quốc gia, theo kinh nghiệm của Công là học phí ở những nước như Singapore, Mỹ, Anh thường cao nhất. Theo nhận định của một đối tác của VCI tại Canada khi họ đã làm việc và giảng dạy ở hơn 36 quốc gia trên toàn thế giới, những quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc rất coi trọng bằng cấp quốc tế. Chính vì vậy nếu bạn muốn trở thành Coach chuyên nghiệp tại Việt Nam, trang bị cho mình một chứng chỉ quốc tế là điều rất cần thiết. Phân tích đôi nét về ưu điểm của các chương trình Coach chứng nhận bởi ICF theo quan điểm của cá nhân Công chính là phần nội dung đào tạo được thiết kế rất bài bản, và mang tính học thuật cao. Điều này giúp cho học viên có sự tự tin về năng lực Coach. Tuy nhiên phải kể đến một khuyết điểm rằng bạn sẽ rất khó tìm được một chương trình hướng dẫn học viên cách xây dựng sự nghiệp Coaching sau khi hoàn tất khóa học mà với Công đây là một phần vô cùng quan trọng. Bởi vì khi học xong họ tràn đầy nhiệt huyết, họ cảm thấy mình được khai sáng, họ sẵn sàng mang một công cụ mạnh mẽ để giúp đỡ người khác nhưng họ lại không tìm được khách hàng. Điều đó dẫn đến sự mất nhiệt huyết của Coach khi họ không thấy “cửa sáng” để theo đuổi nghề này và dẫn đến suy nghĩ chắc đó chỉ là sở thích mà thôi.

Do đó, khi xây dựng và hoàn thiện chương trình học của VCI, Công tập trung rất nhiều vào việc giúp cho học viên triển khai xây dựng sự nghiệp Coaching của họ (business side), chứ không chỉ là phát triển về chuyên môn Coach. Công nhận thấy rằng không có một chương trình dạy Coach nào có thể hoàn hảo và đầy đủ cả, nhưng các chương trình được ICF chứng nhận vẫn là ổn nhất theo góc nhìn của mình.
Bước 2: COACH 100 Sau khi đã hoàn tất một khóa học Coach chuyên nghiệp thì chúng ta nên bắt đầu từ đâu? Bắt đầu như thế nào và làm sao để tìm kiếm khách hàng và marketing cho dịch vụ của mình? Câu trả lời của Công ở bước này rất ngắn gọn” HÃY THỰC HÀNH NHIỆM VỤ 100” như đã trình bày ở phần trước. Nhiệm vụ đầu tiên & cũng là duy nhất của chúng ta ngay sau khi tốt nghiệp là COACH 100. Sự tập trung của chúng ta trong giai đoạn đầu này là COACH-COACH-COACH. Việc Coach 100 giờ mang lại nhiều giá trị mà bạn có thể không ngờ tới đấy: • Sự tự tin được tăng cường đáng kể• Năng lực Coach được phát triển mạnh mẽ• Bạn có thể thu thập được từ 50 – 100 testimonial dùng làm chất liệu marketing cho giai đoạn sau• Bạn có thể có được từ 5 – 10 khách hàng trả tiền cho dịch vụ Coaching của mình
BƯỚC 3: Chọn cho mình 1 người coach đồng hành trong vòng 1 năm Hãy chọn cho mình 1 người Coach để hỗ trợ, đồng hành với bạn trong suốt 1 năm đầu tiên. Và Công khuyên chân thành nên là 1 năm…chứ không phải 3 tháng hay 6 tháng. Một trong những điều những người khác và cả Công đã từng trải qua đó là sau khi làm việc với Coach từ 3-4 tháng thì bạn sẽ cảm thấy mình ổn rồi, mình có thể tự làm được một mình mà không cần phải có sự hỗ trợ của Coach. Suy nghĩ đó không có gì là sai cả. Công và bạn có thể tự làm được. Nhưng cái giá mà Công phải trả cho điều đó chính là tốc độ để phát triển của mình bị chậm lại và Công lại phải tiêu tốn nhiều thời gian hơn để đạt được cùng số lượng khách hàng trả tiền cho dịch vụ của mình.Công đã thực sự hiểu được điều này một cách sâu sắc khi gặp Mentor của mình sau này vào năm 2019, ông đã nói với Công rằng để bạn học điều gì trong cuộc sống có 2 cách: thứ nhất sử dụng tiền thông minh; thứ hai là dùng thời gian của mình. Chúng ta có thể có được kiến thức và thông tin bằng cách dùng TIỀN để học từ Coach hay từ chuyên gia hoặc dùng THỜI GIAN của mình để tự học, thử và sai.

Ban đầu, chúng ta thường có xu hướng quyết định sẽ đi một mình và cảm thấy rất tự tin & tự hào và quyết tâm khi dám mạnh mẽ chọn con đường đó nhưng sau một thời gian khoảng 3-4 năm, chúng ta dễ dàng nhận thấy là lẽ ra mình có thể đi nhanh hơn nếu được hướng dẫn, kèm cặp ngay từ đầu bởi những người đi trước mình 5-10 năm kinh nghiệm & đã thành công trong lĩnh vực họ làm. Họ đã có công thức thành công, và bạn sẽ được sở hữu kho tàng kinh nghiệm & công thức của họ khi làm việc với họ.Coach của bạn bên cạnh mục tiêu chính là giúp bạn xây dựng thành công sự nghiệp Coaching một cách nhanh chóng nhất thì họ còn giúp bạn đạt được những mục tiêu khác trong cuộc sống. Sẽ rất khó khăn để bạn đi quảng bá dịch vụ Coach của bạn và thao thao bất tuyệt nói rằng đầu tư cho 1 người Coach là điều tuyệt vời nhất, trong khi bạn lại không tin và kiếm cho mình 1 người Coach! Góc nhìn cá nhân Công là để trở thành người thầy giỏi thì trước hết phải là người học trò chăm chỉ. Để trở thành Coach giỏi cũng tương tự, mình phải thực sự là 1 khách hàng tạo ra được những bước tiến trong các khía cạnh trong cuộc sống của mình, thấy được sức mạnh của Coaching rồi từ đó truyền cảm hứng cho các khách hàng mình thay đổi.
#2 LÀM THẾ NÀO BIẾT LÀ TÔI ĐÃ CÓ SỰ THAY ĐỔI VÀ TIẾN BỘ?
Theo kinh nghiệm của Công thì có 3 cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của mình khi coach:
1. Mốc thứ nhất: Cán đích 12 giờ coach Đạt tới mốc này, thì tạm gọi là bạn đã thuộc bài! Biết coach ra sao, đặt câu hỏi gì, lắng nghe thế nào, áp dụng quy trình coach và quen với các bước trong mô hình coach. Sự tập trung trong giai đoạn này không phải là tạo ra kết quả ngay cho khách hàng, mà là tập trung vào việc học tập của chính mình. Tôi đã học được gì qua buổi coach này? Bắt đầu tích lũy “ngân hàng câu hỏi” cho bản thân. Cám dỗ trong giai đoạn này là dễ bị quay về với “lối mòn cũ”, khi gặp chút khó khăn hoặc không thoải mái trong một phiên Coach, bạn dễ dàng chuyển qua tư vấn và đưa lời khuyên. Khi làm như vậy, bạn nghĩ là bạn mang lại giá trị hơn cho khách hàng. Và điều này sẽ rất khó để bạn có thể xây dựng một thói quen mới, đặc biệt thói quen huấn luyện. Cách duy nhất để vượt qua cột mốc này là hãy chấp nhận kết quả. Hãy nhìn nhận rằng bạn đang trong giai đoạn học tập và rèn luyện. Một phiên Coach không thành công như mong muốn là một kinh nghiệm bạn rút ra được và điều đó là hoàn toàn bình thường.
2. Mốc 2: Cán đích 30 giờ coach Bạn đã bắt đầu thuộc bài và tự tin hơn trong việc xử lý các tình huống. Đây là giai đoạn sung sức. Gặp ai bạn cũng sẵn sàng coach! Sau khi vượt qua mốc 12 giờ thì bạn sẽ thấy mình có đà hơn rồi. Đây là giai đoạn bạn coach sẽ mượt mà hơn, câu hỏi đến tự nhiên hơn, tận hưởng quá trình coach hơn và không còn phải “đổ mồ hôi” để lắng nghe khách hàng nữa. Giai đoạn này nên tập trung:• Tập trung cải thiện kỹ năng coach• Xây dựng những công cụ và những hạng mục mình có thể đóng gói để sau này phát triển các gói coaching hay training

3. Mốc 3: cán đích 100 giờ coachSự tự tin trong giai đoạn này đã lên vượt bậc rồi. Sự tập trung nên là: • Vẫn luôn tập trung nâng cao kỹ năng coach• Xây dựng những công cụ và những hạng mục mình có thể đóng gói để sau này phát triển các gói coaching hay training (tiếp từ cột mốc 30 giờ).• Và nghĩ đến việc chọn lựa phân khúc khách hàng mà mình sẽ làm việc với họ, để có sự đầu tư thời gian nhiều nhất và xây dựng thương hiệu của bản thân trong phân khúc này.• Thu thập “testimonial” – đánh giá, chứng thực của khách hàng! Rồi bạn sẽ thấy, những đoạn testimonial này sẽ là nguồn dữ liệu tuyệt vời cho bạn ở những giai đoạn sau.
#3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI BIẾT LÀ TÔI PHÙ HỢP ĐỂ THEO ĐUỔI NGHỀ COACH? TÔI KHÔNG PHẢI LÀ DÂN NHÂN SỰ HAY ĐÀO TẠO, HAY LÀM QUẢN LÝ, LIỆU TÔI CÓ THEO ĐUỔI COACH ĐƯỢC KHÔNG?
Trước khi trả lời câu hỏi này, Công xin chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình để đâu đó bạn tìm được sự kết nối. Bản thân Công xuất thân từ Đại học Bách Khoa, chuyên ngành cơ khí và Công cũng không hề có chuyên môn hay mối liên hệ gì với mảng nhân sự hay đào tạo. Công cũng từng đặt cho mình những câu hỏi đó lúc bắt đầu để xem liệu thời gian mình đầu tư vào Coach là có xứng đáng hay không. Và 10 năm sau, Công vẫn luôn cho rằng coaching là điều tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của mình. Dưới đây là 5 câu hỏi bạn có thể suy ngẫm và đưa ra quyết định phù hợp: Tôi có yêu thích trong việc lắng nghe, giúp đỡ thay đổi chất lượng cuộc sống người khác không?Liệu tôi có sẵn sàng học hỏi với tâm trí rộng mở để tiếp thu những kiến thức mới thay đổi chất lượng cuộc sống con người?Tôi có bị áp lực kiếm tiền nhanh ngay trong năm đầu tiên không?Tôi có cam kết dành 5-10 giờ mỗi tuần cho 1 năm đầu tiên cho mục tiêu phát triển sự nghiệp Coach này không?Động lực thực sự của tôi khi đến với Coaching là gì? Đó là đeo đuổi một công việc ý nghĩa, tiếng gọi con tim (calling) hay là cách giúp tôi kiếm tiền nhanh?
LỜI KHUYÊN CỦA CÔNG:
KHÔNG NÊN
#1. Nếu bạn đang ở trạng thái cần tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày, tốt hơn hãy tìm một công việc có thể sử dụng năng lực, kinh nghiệm hiện tại của bạn, như thế bạn kiếm tiền tốt hơn. Không nên chọn nghề Coach tại thời điểm hiện tại. Khi bạn bị áp lực kiếm tiền, bạn sẽ khó có thể tận hưởng công việc Coaching của mình. Bạn có thể bắt đầu học Coach và thực hành từ từ, hay dành 1-3 năm để bạn từ từ phát triển năng lực.
#2. Nếu công việc hiện tại của bạn đang mang lại thu nhập tốt, tuy nhiên bạn không yêu thích công việc hiện tại, hoặc stress, hoặc không có thời gian. Học Coach để trở thành Coach có thể không phải là sự lựa chọn tốt nhất tại thời điểm này. Điều bạn cần làm là nên tìm cho mình 1 người Coach để giúp bạn có niềm vui trong công việc, nâng cao hiệu suất cá nhân của. Rồi sau khi sắp xếp cuộc sống của bạn ổn thỏa thì lúc đó hãy cân nhắc đến việc đi học và trở thành Coach.

NÊN
#1. Nếu bạn đang làm việc và mọi thứ đều ổn. Trạng thái cảm xúc của bạn có thể rất vui hoặc bình bình, đôi khi nhàm chán… nhưng không khiến bạn bị stress, bạn không bị áp lực tài chính cho cá nhân mình. Bạn muốn học Coaching để phát triển bản thân, có thêm niềm vui trong cuộc sống, giúp đỡ người khác. Bạn là đối tượng phù hợp nhất để học Coaching. Quá trình học sẽ giúp bạn phát triển, có thêm niềm vui trong việc học cũng như giúp đỡ người khác. Và bạn cũng sẽ áp dụng vào công việc rất tốt. Bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn sẽ thay đổi theo nhiều khía cạnh. “CHỈ BẠN LÀ ĐỦ” – Người Khai Vấn (P3) Tóm lại, chuyện bạn học ngành nào, hay nghề nào, hay đã ở vị trí quản lý hay chưa, tính cách của bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, tất cả đều không quan trọng. Quan trọng là bạn đang ở giai đoạn nào trong cuộc sống của mình và bạn có muốn làm một công việc ý nghĩa góp phần tạo nên giá trị cho cuộc sống hay không. Hy vọng góc nhìn của Công giúp bạn có thêm chất liệu để suy nghĩ ra quyết định đúng đắn cho bản thân.?
#4 – LIỆU TÔI CÓ SỐNG ĐƯỢC BẰNG NGHỀ COACH?
Chắc chắn là bạn có thể sống được rồi!
Quan trọng là sống ở chuẩn mực nào và phong cách sống mà bạn muốn ra sao mà thôi. Công bắt đầu theo đuổi nghề Coach khoảng hơn 10 năm trước, từ những giai đoạn đầu khi thị trường còn rất ít người biết về Coaching vậy mà Công vẫn còn “tồn tại” thì tại sao bạn lại không thể? Công sẽ tiết lộ những con số cụ thể về thu nhập của Coach để chúng ta có bức tranh rõ ràng hơn. Theo thông kê của ICF, thu nhập từ Coaching của Life Coach rơi vào mức bình quân khoảng 217USD/giờ, trong khi đó Executive Coach lên tới 500USD/giờ.
Tuy nhiên Công sẽ nói về bối cảnh cụ thể ở Việt Nam để chúng ta cảm thấy nó thật hơn & gần gũi với mình hơn. Đây là con số thực của các Coach mà Công đào tạo và luôn cập nhật với Công từng bước tiến bộ của họ (danh tính của Coach Công đã thay đổi để đảm bảo tính bảo mật) Coach Mỹ Tú, nữ, 28 tuổi, sau khi học Coach vào tháng 4 năm 2019 bạn bắt đầu tính phí dịch vụ của khách hàng là 1 triệu/giờ – đây là mức tối thiểu mà Công luôn khuyến khích học viên của mình sau khi tốt nghiệp nên bắt đầu với, có người tính cao hơn, có người tính thấp hơn tùy theo sự lựa chọn, độ tuổi, kinh nghiệm và phân khúc khách hàng. Trong vòng 3 tháng đầu, bạn có 3 khách hàng đăng ký làm Coachee gói “Coaching 3 tháng” gồm 12 phiên Coach, 1 giờ mỗi phiên với mức giá là 10 triệu đồng. Như vậy mỗi tuần Coach Mỹ Tú dành 3 giờ cho công việc Coach, liên tục trong 12 tuần, mang lại thu nhập cho bạn là 30 triệu sau 12 tuần với 3 khách hàng.
Mỹ Tú vẫn đi làm toàn thời gian ở một công ty đào tạo, nơi mang lại thu nhập chính cho bạn. Đến tháng thứ 4 bạn lại có thêm 3 khách hàng mới, và 3 khách hàng cũ gia hạn thêm 3 tháng cũng với mức 10 triệu cho 1 gói Coaching 3 Tháng. Như vậy bạn có thêm 60 triệu trong 12 tuần kế tiếp. Chỉ có điều khác đi là bạn phải tăng thời gian làm việc lên 6 giờ một tuần cho 6 khách hàng. Sau đó bạn có gọi điện và chia sẻ với Công rằng “Coach cũng mệt thật thầy ạ, bây giờ em mới hiểu lời thấy nói là hãy tính phí cao vì những gì mình đóng góp là rất lớn”.
Và bạn hỏi “thầy có đóng góp ý kiến gì cho em không?”. Công trả lời “nhân đôi mức phí hiện tại của em” nghĩa là 2 triệu/giờ, điều đó tương đương 20 triệu cho một gói Coaching 3 Tháng. Khi gặp lại Mỹ Tú trong khóa Coach ở Hà Nội vừa rồi vào tháng 6-2020, bạn hiện đang coach 10 khách hàng mỗi tuần ở mức 2 triệu/ giờ. Như thế mỗi tuần bạn làm việc 10 giờ và có mức thu nhập 20 triệu/tuần, tương đương với 80 triệu/tháng. Bên cạnh đó bạn vẫn duy trì làm việc ở công ty về đào tạo & những công việc khác bên cạnh Coaching.

Còn có những Coach khác như chị Hà Phương chọn mức phí cho mỗi phiên coach là 200USD/giờ, nhưng chỉ chọn lựa làm việc với tối đa 5 khách hàng/tuần. Mang lại mức thu nhập 1.000 USD/tuần. Một điều tuyệt vời khác Công đã chia sẻ ở bài “Coaching chỉ là điểm khởi đầu, không phải kết thúc”. Đó là Coach 1-1 chỉ là 1 trong những nguồn tạo ra thu nhập bên cạnh:
- Group Coaching
- Đào tạo: Sách, Khóa học online, DVD, audio
- Trở thành diễn giả
Đây là điều Công đang thực sự trải nghiệm, vì ngoài Công việc chính là làm Kỹ sư, Coach 1-1, tổ chức và giảng dạy các lớp đào tạo Coach chuyên nghiệp, Công còn có các nguồn thu nhập khác liên quan đến Coaching như:
- Group Coaching và kèm cặp nhóm (Group Mentoring)
- Khóa học online “Khoa học và nghệ thuật của Coaching trong công việc”
- Sách “Hành trình trở thành Coach chuyên nghiệp”
Các sản phẩm đào tạo khác: Các khóa Coaching trong doanh nghiệp, v.v..Công thực sự nghĩ rằng Coaching là một nghề ý nghĩa và là bệ phóng vững chắc để bạn phát triển sự nghiệp đào tạo hoặc theo đuổi giấc mơ trở thành diễn giả. Coaching cho phép bạn tự chủ trong việc chọn lựa phong cách sống mà bạn muốn và chọn lựa khách hàng mà bạn cùng đồng hành.